- Home
- Giới thiệu
- Tuyển sinh
- Đào tạo chính quy
- Đào tạo liên tục
- Chỉ đạo tuyến
- TT mô phỏng
- Thư viện
- Telehealth
- Y học trực tuyến
- HỘI THẢO KHOA HỌC BỆNH VIỆN BẠCH MAI LẦN THỨ 32
Ứng dụng kỹ thuật điện quang cao trong chẩn đoán và can thiệp cầm máu ống tiêu hóa cấp
Vân Anh và các cộng sự
Xuất huyết tiêu hóa là bệnh lý thường gặp ở các nước đang phát triển, như tại Việt Nam; đây là một trong những cấp cứu nguy hiểm, theo thống kê cứ 100.000 người lại có 50-100 người bị mắc bệnh này, đặc biệt tỷ lệ này càng ngày càng tăng.
Chảy máu ống tiêu hóa là tình trạng khá thường gặp chia làm 2 loại: Chảy máu tiêu hóa trên (trên góc Treitz): tỉ lệ 100-200/100000 người và chảy máu tiêu hóa dưới( dưới góc Treitz): 20-27/100000 người gồm:
+ Chảy máu tiêu hóa từ ruột non (không nội soi được)
+ Chảy máu tiêu hóa từ đại –trực tràng (Có thể nội soi đại tràng)
Hầu hết có thể tự khỏi, tuy nhiên vẫn có nguy cơ đe dọa tính mạng. Việc đánh giá vị trí, mức độ, nguyên nhân chảy máu có vai trò quan trọng trong tiên lượng và điều trị. Cắt lớp vi tính đa dãy có vai trò quan trọng trong chẩn đoán chảy máu tiêu hó; là phương pháp được sử dụng ngày càng rộng rãi. Cắt lớp vi tính có thể chẩn đoán và loại trừ nhanh nhiều bệnh lý; cho phép đánh giá chính xác vị trí giải phẫu, biến đổi giải phẫu, lập bản đồ mạch, hỗ trợ cho can thiệp nội mạch; ngoài ra có thể đánh giá giải phẫu ở các bệnh nhân sau phẫu thuật (hơn nội soi)
Với sự phát triển của nền y học hiện đại tương tự như sự phát triển của chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh, ngày nay việc cấp cứu, xử trí các bệnh nhân trên đã được áp dụng thành công tại nhiều đơn vị y tế. Bệnh viện Bạch Mai cũng đã triển khai các kỹ thuật cao và chuyên sâu tại Trung tâm Điện quang từ nhiều năm trước; nhằm mục tiêu giới thiệu tới các đồng nghiệp kỹ thuật can thiệp nút mạch trong cấp cứu, chuyên đề “Chảy máu ống tiêu hóa cấp: Chẩn đoán cắt lớp vi tính và can thiệp nút mạch cấp” đã được PGS.TS. Vũ Đăng Lưu- Giám đốc Trung tâm Điện quang trình bày trong buổi chiều Thứ Năm ngày 5/11/2020 trong Chương trình Tư vấn, khám chữa bệnh từ xa.
Nam, 56T, tiền sử xơ gan, viêm tuỵ mạn, đi ngoài phân đen. Soi dạ dày có máu và giãn TM dạ dày được tiêm keo. Chảy máu vẫn tồn tại, nội soi (-), chụp CLVT. Giả phình đm dạ dày kèm máu tụ..
Case lâm sàng: BN nam 46 tuổi, BN có tiền sử VTC nhiều lần. Cách vv 2w: BN đau bụng 1 tuần, sau đó nôn nhiều, đi ngoài phân máu, không nôn máu; Mạch 110 ck/p; HA 80/50 mmHg; Xét nghiệm máu: HC: 0.68, Hb: 15, Hct: 0.051, TC: 55 và PT: 21%.
|
|
Trước tiêm: nhiều thành phần tỷ trọng dạng máu trong lòng các quai ruột
|
Hình ảnh cắt lớp vi tính trước can thiệp
|
|
Can thiệp mạch
Kết quả lâm sàng sau nút: Huyết động được cải thiện, không mất máu thêm, có xuất hiện hoại tử ruột (do tình trạng thiếu máu cấp trước đó) => được phẫu thuật; sau phẫu thuật chuyển tuyến tỉnh, hiện tại BN hồi phục hoàn toàn, sinh hoạt lao động bình thường.
Qua buổi đào tạo của PGS. Lưu, các tham dự viên đã nắm được ứng dụng của cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán xác định chảy máu tiêu hóa cấp, bên cạnh đó cũng biết rõ protocol của can thiệp nút mạch cấp trong cấp cứu bệnh nhân trong các trường hợp trên.