- Home
- Giới thiệu
- Tuyển sinh
- Đào tạo chính quy
- Đào tạo liên tục
- Chỉ đạo tuyến
- TT mô phỏng
- Thư viện
- Telehealth
- Y học trực tuyến
- HỘI THẢO KHOA HỌC BỆNH VIỆN BẠCH MAI LẦN THỨ 32
Chế độ dinh dưỡng tốt, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sau phẫu thuật
Ngọc Khanh và cộng sự
Sau một cuộc phẫu thuật người bệnh rất cần đến một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe. Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp bệnh nhân tăng đề kháng, chống nhiễm khuẩn, giảm biến chứng vết mổ và hồi phục sức khỏe nhanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bổ sung dinh dưỡng đúng cho bệnh nhân sau phẫu thuật.
Bác sĩ Hoàng Ngọc Phương TT. dinh dưỡng lâm sàng- Bệnh viện Bạch Mai khẳng định, trong ngoại khoa, dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng, dinh dưỡng tốt trước, trong và sau phẫu thuật giúp bệnh nhân đủ sức vượt qua được cuộc phẫu thuật do mất máu, dịch thể, stress...
Vai trò của dinh dưỡng trong phẫu thuật: Bảo toàn niêm mạc đường tiêu hóa, thúc đẩy nhanh lành vết thương, phòng chống nhiễm khuẩn, phòng suy dinh dưỡng…
Cũng theo bác sĩ Hoàng Ngọc Phương, trước đây quan niệm không cho bệnh nhân ăn đường tiêu hóa ở giai đoạn đầu sau phẫu thuật (1-2 ngày sau phẫu thuật) Ngày nay khoa học đã chứng minh cho ăn muộn không có lợi cho bệnh nhân, không cho bệnh nhân ăn sớm các tế bào sẽ bị hoại tử và hệ vi khuẩn đường ruột sẽ thẩm lậu vào máu.
Việc nuôi dưỡng tiêu hóa sớm sẽ đưa lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân, kích hoạt đường tiêu hóa sớm trở lại bình thường, bác sĩ Hoàng Ngọc Phương đã nêu ra các giai đoạn cần thiết trong quá trình chăm sóc bệnh nhân
Giai đoạn đầu: ( 1-2 ngày sau PT)
Từ 0- 24h sau phẫu thuật: Đây là giai đoạn cơ thể chịu tác động lớn (Stress) sau phẫu thuật; Nhiệt độ cơ thể tăng, liệt cơ do ảnh hưởng của thuốc mê, dẫn đến liệt ruột, trướng hơi, mệt mỏi; Chuyển hóa mất nhiều Nitơ (cân bằng Nitơ âm tính ), tăng đường huyết, rối loạn nước điện giải ( mất nhiều Kali )….. người bệnh cần 20 – 25 kcalo/kg/ ngày và yếu được nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch. Từ 24 - 48 h sau phẫu thuật: Giai đoạn này còn gọi là giai đoạn khởi động ruột (bắt đầu cho bệnh nhân ăn đường tiêu hóa ). Bệnh nhân cần 25 Kcal/ Kg CN/ ngày, chủ yếu ăn bằng đường tĩnh mạch, trường hợp người bệnh không thể tự ăn được thì có thể cho ăn bằng ống thông nuôi. Lựa chọn thức ăn dạng lỏng, chủ yếu là chất bột đường (nước cháo, sữa…); chia nhiều bữa nhỏ (mỗi bữa 20-30ml ), ăn/ uống chậm.
Giai đoạn chuyển tiếp: (3-5 ngày sau PT) Giai đoạn này là giai đoạn tăng cường dinh dưỡng đường tiêu hóa để giảm dinh dưỡng đường tĩnh mạch . Bệnh nhân cần 30 Kcal/ Kg/ ngày; P:1,2 – 1,5g/ Kg/ ngày, ăn bằng đường tĩnh mạch kết hợp với đường tiêu hóa
Thức ăn được chế biến lỏng, mềm ( súp/cháo nghiền, sữa…) và chia nhiều bữa nhỏ: 6- 8 bữa (150 -200 ml/bữa), ởgiai đoạn này nên cho bệnh nhânăn chậm, thời gian ăn 1 bữa khoảng 20 - 30 phút.
Giai đoạn hồi phục: Ở giai đoạn này bệnh nhân ăn bằng đường tiêu hóa, cần 35-40 Kaclo/kg cân nặng/ ngày. Bổ sung nhiều dinh dưỡng giàu Protein và chia 4-6 bữa/ ngày, bổ sung vi chất, omega 3, glutamin, chất béo và đặc biệt bổ sung đầy đủ nước và chất xơ…
Bác sĩ Hoàng Ngọc Phương khẳng định, việc chăm sóc và nuôi dưỡng bệnh nhân sau phẫu thuật đóng vai trò quyết định sự phục hồi của người bệnh nhanh hay chậm, Do đó, sau khi phẫu thuật cần phải có một chế độ dinh dưỡng thật tốt, cung cấp đủ chất để chống nhiễm khuẩn và nhanh liền vết mổ cũng như hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân. Tại TT. dinh dưỡng lâm sàng- Bệnh viện Bạch Mai luôn có đội nguc y bác sĩ dinh dưỡng sẵn sàng phối hợp với các bác sĩ điều trị tư vấn và đưa ra các chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho từng bệnh nhân sau quá trình phẫu thuật.